Sáp trứng cá (Stearic Acid) – áp trứng cá giá sỉ cho sản xuất mỹ phẩm

Liên hệ: 082 944 6155

Mô tả

Về tính chất hóa học, acid stearic là một axit béo bão hòa với một chuỗi 18 carbon và có tên IUPAC acid octadecanoic. Công thức hóa học là: C18H36O2

1. Tách chiết

Acid stearic thu được từ chất béo và dầu, nhờ xà phòng hóa các chất béo trung tính sử dụng nước nóng (khoảng 100°C). Hỗn hợp thu được sau đó được chưng cất. Acid stearic thương mại thường là hỗn hợp của acid stearic và palmitic.

Các trường hợp ngoại lệ quan trọng là bơ ca cao và bơ hạt mỡ, trong đó hàm lượng acid stearic (như một chất béo trung tính) là 28 – 45%.

ban-nguyen-lieu-sap-trung-ca-stearic-axit-gia-si-3..jpg

2. Một số tính chất của sáp trứng cá

Khối lượng phân tử: 284,48 g.mol-1

Trạng thái: chất rắn màu trắng

Mùi: không mùi hoặc mùi rất nhẹ

Tỉ trọng: 0,9408 g/cm3 (20°C); 0,847 g/cm3 (70°C)

Độ nóng chảy: 68,8°C

Điểm sôi: 383°C

Độ hòa tan trong nước: 0,01801g/100g (0°C); 0,0002g/100g (20°C)

Độ hòa tan trong dichloromethane: 3,58g/100g (25°C); 8,85g/100g (30°C)

Độ hòa tan trong ethanol: 1,09g/100ml (10°C); 400g/100g (60°C)

Độ hòa tan trong toluene: 15,75g/100g

Độ hòa tan trong axeton: 4,96g/100g

Áp suất hơi: 0,01 kPa (158°C)

ban-nguyen-lieu-sap-trung-ca-stearic-axit-gia-si-1..jpg

Stearic Acid hay còn gọi là sáp trứng cá thường có trong mỡ của động vật và dầu thực vật, hàm lượng ở động vật cao hơn (tới 30%) so với thực vật (thông thường <5%).

Sáp trứng cá có dạng hạt rắn tròn nhỏ, hình dạng giống như những viên trứng cá, không mùi, tan trong rượu và ete tuy nhiên lại không tan trong nước; không độc. Ở dạng tinh khiết nó có hình dạng như bông tuyết trắng sáng bóng hoặc bột.

Được sử dụng rộng rãi từ lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm, hoặc công nghiệp sản xuất như: đèn cầy, pháo hoa, kẹo; y tế, ngành dệt…

ban-nguyen-lieu-sap-trung-ca-stearic-axit-gia-si-4..jpg 

3. Ứng dụng của sáp trứng cá trong mỹ phẩm, sản xuất công nghiệp

Trong sản xuất mỹ phẩm, stearic acid có tác dụng làm chất tạo đặc, chất hoạt động bề mặt, chất làm mềm các nguyên liệu đi kèm… Ngoài ra, nó còn được sử dụng trong sản phẩm tẩy rửa, xà phòng với tỉ lệ sử dụng 2 – 10%.

Trong sản xuất nến (đèn cầy), stearic acid cũng chiếm một tỷ lệ lớn để có thể duy trì được độ cứng cũng như độ mượt của nến.

Sử dụng để bôi trơn trong các loại máy móc công nghiệp và được dùng trong sản xuất các loại stearate kẽm, magie và các kim loại khác.

Trong sản xuất kẹo, acid stearic được sử dụng cùng với đường hoặc xi-rô để làm chất làm cứng trong kẹo.

Trong pháo hoa, acid stearic thường được sử dụng để phủ bột kim loại như nhôm và sắt, ngăn cản quá trình oxy hóa, cho phép các chế phẩm được lưu trữ trong một khoảng thời gian dài hơn.

ban-nguyen-lieu-sap-trung-ca-stearic-axit-gia-si-6..jpg 

4. Công dụng

Giữ vai trò của một chất làm đặc hoặc làm cứng.

Là một chất hoạt động bề mặt mạnh mẽ, giúp làm giảm sức căng bề mặt của nước.

Hoạt động như một tác nhân nhũ hóa, ngăn chặn sự tách lớp của dầu và nước trong sản phẩm.

Giảm quá trình oxy hóa.

Công ty chúng tôi cung cấp sáp trứng cá giá sỉ sáp trứng cá cho sản xuất mỹ phẩm hay các đơn vị sử dụng cho sản xuất công nghiệp với giá ưu đãi.

 ban-nguyen-lieu-sap-trung-ca-stearic-axit-gia-si-5..jpg