Trang điểm trên làn da mụn
Tuổi teen và khoảng thời gian dậy thì là “ác mộng” đối với nhiều bạn gái bởi lúc này nội tiết tố của chúng ta thay đổi khiến mụn xuất hiện.Chúng ta chọn cách trang điểm khi đi học hàng ngày với hi vọng che đi nốt mụn mà không hề hay biết rằng bôi kem, dặm phấn lên trên nốt mụn chỉ khiến nguy cơ nhiễm trùng, sưng tấy của nốt mụn tăng cao.
Bên cạnh đó, lớp nền sẽ khiến các lỗ chân lông “khó thở”, dầu tiết ra bị ứ đọng, làm tình trạng mụn ngày càng tồi tệ thêm.
Sử dụng mỹ phẩm có độ bám cao, lâu trôi
Để có thể luôn xinh tươi cả ngày ở trường, xu hướng trang điểm của các bạn học sinh, sinh viên, cô nàng công sở là sử dụng những sản phẩm “long-lasting” với độ bám cao và lâu trôi. Thế nhưng chúng ta không hề biết rằng mỹ phẩm càng lâu phai thì càng chứa nhiều chì – một chất cực kỳ gây hại cho sức khỏe con người.Chì trong son môi, mascara không chỉ gây thâm môi, nhiễm trùng mắt mà nó còn gây bệnh cho các cơ quan nội tạng như dạ dày, não và phổi nếu hấp thụ trong thời gian dài.
Sử dụng mỹ phẩm giá rẻ
Phần lớn khách hàng tiêu thụ của các loại mỹ phẩm giá rẻ là đối tượng học sinh, sinh viên, những người chưa có, hoặc thu nhập không ổn định.
Nhiều người bán đã đánh vào tâm lý thích làm đẹp của các bạn mà nhập về các loại mỹ phẩm nhái có xuất xứ từ Trung Quốc, các loại kem trộn bán theo cân rồi chia ra từng lọ nhỏ. Kết quả là chỉ sau một thời gian ngắn, da của chúng ta sẽ xuất hiện nhiều nốt mụn nước, ngứa ngáy, bong tróc.
Nhiều trường hợp nặng hơn thậm chí đã bị bỏng da khi sử dụng các loại kem có chứa corticoid trong thời gian dài.
Tẩy trang không đúng cách.
Không có thời gian hay điều kiện tẩy trang cẩn thận, nhiều bạn chỉ sử dụng khăn giấy ướt lau mặt hoặc cứ thế đem lớp trang điểm mà ngủ trưa luôn.
Lớp phấn tồn tại trên bề mặt da suốt một ngày dài sẽ bít kín lỗ chân lông khiến làn da không thể “thở” và trao đổi oxy, từ đó khiến da bị mất độ ẩm nghiêm trọng.
Các nhà khoa học đã khuyến cáo: Lớp trang điểm chỉ nên tồn tại trên mặt 6 giờ liên tục, vượt qua thời gian này sẽ bắt đầu gây bí da, về lâu dài sẽ xuất hiện các nếp nhăn cùng với hiện tượng khô da, lỗ chân lông to…Không phù hợp với độ tuổi
Nghiên cứu chỉ ra rằng, người dưới 20 tuổi khi trang điểm thường xuyên sẽ làm mất đi độ ẩm tự nhiên của da, khiến da mỏng hơn và dễ bị kích ứng. Đặc biệt, đối với người có làn da nhạy cảm nay sẽ càng trở nên yếu ớt hơn nữa khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, dẫn đến sự xuất hiện những vết thâm nám, tàn nhang, lão hóa sớm…
Nắng và tác hại của da
Phương pháp vận động hữu hiệu là cho người dân thấy được những tác hại ghê gớm của việc đi nắng không bảo vệ. Hãy thử tưởng tượng tình huống là có một ngày nọ, con cháu của một ông chú tài xe lái xe tải chợt vô tình nhận ra nửa mặt bên trái của ông chú mình có nhiều nếp nhăn hơn nửa mặt bên phải. Khi đi khám bệnh viện mới biết nguyên nhân chính là do ánh nắng mặt trời đã gây ra tình trạng lão hóa da kia.
Bởi vì ánh nắng mặt trời chiếu vào cửa kính xe tải, hắt vào nửa mặt bên trái của ông ngay bên cạnh cửa số, âm thầm gây lão hóa da, làm cho da nhiều nếp nhăn, chảy xệ, và làm nửa mặt bên này trông “già” hơn nửa mặt bên đối diện. Như vậy ánh nắng mặt trời có sức tàn phá, gây lão hóa rất mạnh mẽ. Nếu bạn đang có suy nghĩ, ai già rồi cũng sẽ lão hóa, vậy thì hãy tiếp tục thep chân chúng tôi qua ví dụ thứ 2 nhé!
Tình huống thứ 2 tiếp theo đó là có một cô bé 19 tuổi có làn da trắng mịn, tươi trẻ và không một tỳ vết. Tuy nhiên, khi soi dưới camera cực tím thì chúng ta mới thấy rằng trên mặt cô bé có đầy sắc tố. Như vậy, dù chúng ta nghĩ rằng mình chưa bị tổn thương do ánh nắng mặt trời thì những tổn thương ấy đã có từ lâu, chỉ là mắt thường không nhìn thấy được mà thôi.
Ví dụ cuối cùng mà chúng tôi giới thiệu với các bạn dưới đây, sẽ là hình ảnh dễ gặp nhất trong cuộc sống đời thường của chúng ta. Một phụ nữ lớn tuổi có làn da rám nắng nhưng chảy xệ, nhăn nheo, trái ngược hoàn toàn với cậu bé bên cạnh có làn da mịn màng, đáng yêu.
Những tổn hại mà ánh nắng mặt trời gây ra cho bạn sẽ tích lũy theo năm tháng, cướp mất tuổi trẻ của bạn và làm bạn lão hóa một cách nhanh chóng.Như vậy, bảo vệ bản thân khỏi ánh nắng mặt trời chính là món quà tuyệt vời nhất mà chúng ta dành tặng cho tương lai chính mình, không chỉ giúp trì hoãn sự lão hóa, mà còn làm giảm nguy cơ các bệnh về da như viêm da ánh sáng, ung thư da… Vậy thì, các bạn hãy bắt đầu chống nắng bằng cách che chắn cơ thể với áo khoác, găng tay, khẩu trang, nón, kính mát… kết hợp dùng kem chống nắng đúng cách cho bản thân mình nhé.
NHỮNG LOẠI MỸ PHẨM BẠN KHÔNG BAO GIỜ NÊN BÔI LÊN MẶT
Trong việc làm đẹp, câu “ăn gì bổ nấy” có thể hiểu là “mỹ phẩm nào dùng cho bộ phận nấy”. Không phải tự nhiên mà chăm sóc da mặt lại được coi như một chu trình vừa thống nhất vừa tách biệt với chăm sóc da toàn thân.
Làn da mặt nhạy cảm cần có chế độ chăm sóc riêng biệt và những loại mỹ phẩm chuyên dụng thì mới luôn giữ được vẻ rạng ngời, khỏe khoắn.
Dưới đây là một số loại mỹ phẩm không dính líu gì tới việc chăm sóc da mặt và bạn cũng không bao giờ nên bôi lên mặt mình:
1. Nước xịt dưỡng tóc: Có thể bạn đã ở nghe ở đâu đó rằng nước xịt dưỡng tóc có thể bảo vệ lớp trang điểm, nhưng loại mỹ phẩm này tuyệt đối không nên dùng trực tiếp trên da mặt mộc.
Chất keo và cồn trong nước xịt dưỡng tóc sẽ khiến da bị mất nước và trở nên sần sùi. Không những vậy, nước xịt dưỡng tóc còn dễ làm da mặt bị kích ứng và nổi mẩn đỏ.
2. Lăn khử mùi: Chỉ vì lăn khử mùi có thể hạn chế nách tiết mồ hôi không có nghĩa là nó sẽ giúp da mặt bạn bớt đổ dầu. Nếu bạn muốn kiềm dầu trên mặt thì hãy tìm đến các sản phẩm chuyên dụng. Dùng lăn khử mùi chỉ khiến lỗ chân lông trên da mặt bị bít lại và dễ mọc mụn hơn mà thôi.
3. Thuốc nhuộm tóc: Nếu bạn muốn cặp lông mày của mình có màu sắc tương đồng với mái tóc vừa mới nhuộm, hãy dùng chì kẻ lông mày chứ đừng dùng thuốc nhuộm tóc.Các hóa chất độc hại trong thuốc nhuộm tóc có thể gây kích ứng vùng da quanh mắt, thậm chí gây mù mắt. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy các hãng sản xuất thuốc nhuộm tóc uy tín đều sẽ khuyên khách hàng không nên dùng thuốc cho lông mày và lông mi.
4. Chất béo thực vật: Chất béo thực vật có thể dùng để điều trị bệnh vảy nến và một số dạng dị ứng nhưng hoàn toàn không phù hợp để làm kem dưỡng da mặt. Loại “mỡ” bôi này rất khó thẩm thấu vào da mà chỉ bít kín các lỗ chân lông và khiến da mặt bạn dễ nổi mụn mà thôi.
5. Kem dưỡng thể: Dùng kem dưỡng thể để dưỡng da mặt là sai lầm rất phổ biến trong việc chăm sóc da. Mặc dù có từ “thể” (body) nhưng loại kem này chỉ phù hợp để dưỡng da từ cổ trở xuống. Lý do là vì kem dưỡng thể thường nặng và chứa nhiều nước hoa hơn kem dưỡng chuyên dụng cho da mặt. Hãy ghi nhớ nguyên tắc này: da mặt luôn cần được khô thoáng và tránh xa các chất có thể gây kích ứng.
6. Dầu gội đầu: Dầu gội đầu được đặc chế để cung cấp dưỡng chất và làm sạch mái tóc – chỉ tóc mà thôi. Nếu bạn tin rằng dầu gội đầu cũng có thể dùng làm sữa rửa mặt, bạn sẽ còn lại một làn da khô và bong tróc. Khi gội đầu, bạn cũng nên lưu ý không để bọt chảy xuống mặt quá nhiều. Tốt nhất là bạn nên gội đầu ở tư thế khom lưng xuống để giữ khuôn mặt tránh xa khỏi loại hóa chất này.
7. Serum cho tóc: Cùng là serum nhưng hẳn bạn cũng biết rằng tóc và da mặt có hai loại serum chuyên dụng khác nhau. Tương tự như kem dưỡng thể, serum cho tóc quá nặng nề để có thể thẩm thấu vào da mặt. Thêm vào đó, rất nhiều loại serum dưỡng tóc có chứa nước hoa sẽ khiến da mặt bị kích ứng.
8. Kem dưỡng chân: Nếu bạn không còn chút kem dưỡng da mặt nào thì thà bỏ qua việc chăm sóc da một ngày chứ đừng dại dột bôi kem dưỡng chân lên mặt mình.Kem dưỡng chân được đặc chế để có thể làm mềm các vết chai sần và tẩy tế bào chết trên bàn chân bạn. Vì vậy, lượng hóa chất trong kem dưỡng chân phải được pha trộn theo tỷ lệ mà không một làn da mặt nào có thể “chống đỡ” được.
9. Sơn móng tay: Nếu bạn muốn dùng sơn móng tay để hóa trang mặt cho một dịp đặc biệt như lễ Halloween, ít nhất hãy che phủ khuôn mặt bằng kem nền và phấn trước đã. Trong sơn móng tay có chứa Acrylic sẽ khiến da bạn bị khô và kích ứng.
10. Giấm: Hẳn bạn đã từng nghe đến các phương pháp chăm sóc da mặt bằng giấm táo và các loại nước hoa hồng có chứa giấm, nhưng hãy lưu ý rằng đó là giấm đã được xử lý và pha chế theo tỷ lệ an toàn cho da. Đừng bao giờ dùng giấm nấu ăn để bôi lên mặt nếu bạn không muốn da mặt bị “đốt cháy” và bào mòn theo thời gian.
11. Mayonnaise: Mayonnaise là thành phần rất quen thuộc trong các công thức dưỡng tóc tại gia vì có thể cung cấp độ ẩm và dưỡng chất cho mái tóc. Tuy nhiên đây cũng là loại “mỹ phẩm” mà da mặt bạn không hề “yêu thích”. Mayonnaise có chứa axít và quá nặng nề với da mặt. Thay vì nỗ lực dùng Mayonnaise, bạn có thể dùng lòng trắng trứng gà để đắp mặt đều đặn hai lần/tuần để đạt được hiệu quả dưỡng da mong đợi.
Tác hại của kem trộn
Kem trộn là một sản phẩm làm đẹp phổ biến trong thời đại ngày nay. Dù có muôn cách giải thích, vạn kiểu trá hình, nhưng càng ngày càng nhiều người nhận ra sự nguy hiểm khôn lường đến từ sản phẩm làm đẹp siêu tốc này. Hôm nay, tôi xin có một bài phân tích chi tiết về các thành phần tạo nên tác dụng làm đẹp cực nhanh, nhưng mặt khác cũng gây ra những tổn hại nặng nề của kem trộn với làn da, các bạn nhé! Hai từ “ Kem Trộn” bắt đầu xuất hiện cách đây khoảng 10 năm. Khi đó, người ta rộ lên phong trào “trộn” các loại mỹ phẩm với nhau, để cho ra một công thức mang ưu điểm chung của tất cả những loại trên. Ví dụ, nếu bạn thấy kem A giúp trị mụn tốt; kem B thoa lên thấy trắng nhanh; và kem C thì mùi thơm dễ chịu.
Khi đó bạn trộn cả 3 loại kem này lên, với tỷ lệ nào đó, để cho ra một loại kem, vừa trắng nhanh, vừa trị mụn, nhưng lại có mùi thơm mà bạn yêu thích.Kem trộn ngày nay đã không còn là một sản phẩm được làm thủ công và “ngây thơ” như trước. Thay vì bỏ tiền ra mua các loại mỹ phẩm đắt tiền, rồi về trộn lại với nhau, thì ngày nay, để tiết kiệm chi phí, người ta sẽ nghiên cứu và “trộn” các hóa chất mong muốn, để cho ra đời một sản phẩm “kem trộn” hoàn hảo.Công thức này bao gồm: Chất nền + Chất tác dụng + Phụ gia.
Để tạo ra hiệu quả làm đẹp “thần tốc”, ngày nay người ta dùng một số dược phẩm cho vào thành phần của kem trộn như: Benzoyl peroxyde, Aspirin…và đặc biệt là Corticoid. Tác dụng nhanh chóng nhờ:- Aspirin( acid acetyl salicylic) với bản chất là chất giảm đau, giảm viêm thường chỉ áp dụng cho đường uống, nhưng khi dùng Aspirin trên da thì loại acid này sẽ lột và bào mỏng da một cách ” tàn nhẫn”.- Benzoyl peroxyde (Oxy 10, Panoxy 5…): trị mụn, giảm viêm mạnh, có đặc tính làm da nổi đỏ, tróc vảy.- Corticoid (cortibion, dexamathasone…): chống dị ứng, chống ngứa, giúp làm dịu sự khó chịu do các thành phần lột tẩy khác của kem trộn gây ra.
Mặt khác corticoid là một chất gây bào mỏng da và làm trắng da cực nhanh, đồng thời kháng viêm mạnh, nên da sẽ trắng mịn, hết mụn chỉ sau vài ngày tác dụng.
Mới dùng kem trộn sẽ thấy da đẹp lên rất nhanh. Đó là lí do tại sao có cam kết chắc nịch của các nhà sản xuất kem trộn là da trắng sáng, hết mụn chỉ sau 7 ngày.
Thậm chí, nhiều nơi còn cam kết sau lần bôi đầu tiên, không hiệu quả trả lại hàng và hoàn tiền.Chính những lời quảng cáo về hiệu quả tức thì như vậy, đã khiến cho người tiêu dùng quên đi mất những tác hại lâu dài của kem trộn. Dùng lâu da sẽ bị sạm nám, teo da, nổi gân máu đỏ (do lạm dụng corticoid); bị mỏng đi (do aspirin); dễ ăn nắng do bị lột tẩy nhiều dưới tác dụng của benzoyl peroxyde; nổi mụn trứng cá nặng sau khi ngưng thuốc (do hậu quả của lạm dụng corticoid dài ngày).
Câu hỏi thường trực đối với những người bị mụn là:
“Làm thế nào để loại bỏ hoàn toàn mụn trứng cá?“. Tuy nhiên, chính những sai lầm sau đã khiến tình trạng mụn ngày càng trầm trọng.
Mụn luôn là vấn đề nhức nhối mà nhiều người quan tâm và muốn loại bỏ nhanh chóng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ những kiến thức để ngăn ngừa và điều trị mụn, thậm chí nhiều người còn mắc phải những sai lầm nghiêm trọng trong việc chăm sóc da bị mụn và làm cho chúng ngày càng phát triển mạnh hơn. Dưới đây là một số sai lầm mà bạn hay mắc phải khi chăm sóc da mụn, hãy cùng tìm hiểu và rút ra bài học hữu ích cho vấn đề này để có thể sở hữu một làn da mạnh khỏe và mịn màng.
1. Sử dụng sản phẩm trị mụn không đúng cách: Nhiều sản phẩm trị mụn có tác dụng làm khô dầu trên da tuy nhiên điều này có thể gây phản tác dụng nếu sử dụng cho toàn bộ khuôn mặt bao gồm cả các vùng da không có mụn. Điều này khiến cho dầu và vi khuẩn bị mắc kẹt dưới các tế bào da gây tắc nghẽn lỗ chân lông hoặc làm tổn thương nang lông. Chính vì thế, bạn cần áp dụng phương pháp điều trị tại chỗ trên những vùng đang bị mụn trứng cá để tránh tiếp xúc với những vùng da lành lặn xung quanh. Ngoài ra, để làm giảm vi khuẩn và ngăn ngừa mụn, hãy chọn sửa rửa mặt không chứa sulfate với thành phần acid salicylic có tác dụng ăn mòn da.
2. Bỏ qua việc rửa mặt buổi tối: Quỹ thời gian eo hẹp và “stress” hàng ngày khiến bạn lười trong việc rửa mặt buổi tối mặc dù đó là bước rất quan trọng để giữ cho làn da mịn màng và sạch bụi bẩn. Điều đó dẫn đến việc lượng dầu tích tụ trên da ngày càng nhiều và tạo ra vi khuẩn – nhân tố chiếm đến 90% trong việc gây ra mụn. Vì vậy, vào cuối ngày, tẩy trang và sử dụng sữa rửa mặt không chứa chất sulfate là điều vô cùng cần thiết. Nếu bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ trước khi thực hiện những bước làm sạch căn bản, hãy tự nhắc nhở mình đó là thói quen tốt mỗi tối để có thể sở hữu một làn da hoàn toàn khỏe mạnh và mịn màng như mong muốn.
3. Không thường xuyên tẩy da chết: Tẩy da chết thường xuyên là một bước chăm sóc da cơ bản mà bạn hoàn toàn không nên bỏ qua. Việc tẩy da chết giúp cho da loại bỏ được những tế bào già cỗi, chất bẩn, độc tố trên bề mặt da – nguyên nhân chính gây ra việc sạm da, thô sần, lỗ chân lông bị bịt kín, dẫn đến tình trạng mụn đầu đen, mụn bọc… Tẩy da chết còn giúp cho da mịn màng, sạch sẽ hơn. Đồng thời nó cũng tạo sự thông thoáng để các tế bào phát triển, hấp thu tốt hơn dưỡng chất từ các loại kem dưỡng da. Do vậy, việc tẩy da chết là vô cùng quan trọng giúp giảm lượng dầu và hạn chế việc bị mụn.
4. Lười thay vỏ gối: Vỏ gối là nơi trú ẩn của vi khuẩn, chúng sẽ tích tụ và phát triển trong khi da bạn tiếp xúc với bề mặt vỏ gối hàng ngày. Đây là điều kiện dễ dàng để tăng nguy cơ nổi mụn bởi bề mặt gối sẽ được dịp “hòa mình” vào kem dưỡng da cùng mồ hôi để xâm nhập sâu vào bên trong làn da và gây ra mụn. Chính vì thế, đừng lơ là việc giặt và thay vỏ gối ít nhất 1 tuần/lần, dùng máy hút bụi mini để làm sạch gối thậm chí cần sử dụng loại bột giặt an toàn và phơi khô chúng dưới ánh nắng mặt trời. Có như vậy, da bạn mới hạn chế được việc xuất hiện mụn và việc thay vỏ gối cũng giúp bạn kiểm tra được nguyên nhân bị mụn của mình.
5. Lạm dụng các sản phẩm từ sữa: Nhiều người đổ lỗi cho việc sử dụng các loại thực phẩm chứa dầu mỡ và sô-cô-la là một trong những nguyên nhân gây ra mụn. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các bác sỹ da liễu, điều này chưa được kiểm chứng cụ thể. Một trong những loại thực phẩm mà chúng ta luôn nghĩ nó tốt cho sức khỏe lại là trung tâm về mọi cuộc tranh cãi về mụn, được coi là thủ phạm lớn gây ra mụn trứng cá dạng nang, chính là ăn quá nhiều những sản phẩm từ sữa. Trong sữa bò chứa nhiều chất nội tiết, bao gồm cả DHT (kích thích tuyến bã tiết dầu, làm da dầu hơn và gây tắc lỗ chân lông). Có thể là sữa có chứa lượng nội tiết tố đủ để có tác động lên cơ thể, kể cả da. Một số nghiên cứu cho rằng, những người có gen dễ bị mụn thì có phản ứng mạnh hơn với các nội tiết có trong sữa.
6. Giữ thói quen chăm sóc da như khi còn ở tuổi dậy thì: Tuổi dậy thì với nhiều mụn trứng cá khiến bạn lạm dụng những sản phẩm trị mụn. Điều đó có thể chữa trị tức thì làn da của bạn, tuy nhiên, ngoài 20 tuổi, da bạn sẽ trở nên nhạy cảm hơn, dễ mất nước và nhiều dầu trên mặt, cuối cùng sẽ dẫn đến mụn.
CÁC NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ CHÍNH GÂY NÊN MỤN TRỨNG CÁ
1/ Nội tiết tố (hormon) Hormon đóng vai trò quan trọng dẫn đến sự hình thành mụn trứng cá ở thanh thiếu niên (mặc dù mụn trứng cá có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi). Sự gia tăng một loại nội tiết có tên gọi Androgens ở cả nam và nữ trong độ tuổi dậy thì khiến bã nhờn được sản xuất nhiều hơn mức cần thiết. Có thể nhận thấy rằng phần lớn mụn trứng cá cải thiện một cách tự nhiên sau tuổi dậy thì. Tuy nhiên do tuyến bã nhờn đặc biệt nhạy cảm với hormon, mụn trứng cá ở độ tuổi trưởng thành vẫn có thể xuất hiện ở phụ nữ bị mắc các vấn đề liên quan đến nội tiết như hội chứng đa nang buồng trứng, hoặc khi mang thai, khi cơ thể căng thẳng mất ngủ thường xuyên…
2/ Gen di truyền : Gen cũng được cho là có ảnh hưởng đến sự phát triển của mụn trứng cá ở mỗi người. Chính vì vậy, nếu cả cha và mẹ đều bị mụn trứng cá, tỷ lệ con cái của họ mắc phải cũng sẽ cao hơn. Tương tự, nếu cha mẹ có mụn trứng cá ở độ tuổi trưởng thành, con cái của họ cũng có nhiều khả năng gặp điều tương tự.
3/ Vi khuẩn Sự sản xuất bã nhờn dư thừa trên da tạo một môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn mụn trứng cá (P.acnes) sinh sôi nảy nở. Điều này gây nên tình trạng viêm nhiễm và sự hình thành của các sẩn đỏ hoặc mụn mủ trên da. Nặng hơn là các nang, nốt, đường hầm… gây mất thẩm mỹ và dễ để lại di chứng sau mụn (sọ thâm, sẹo lõm…)
4/ Thuốc Các loại thuốc như steroid, một số loại kháng sinh hoặc lithium (một loại thuốc an thần) được xác định có liên quan đến sự hình thành mụn trứng cá ở một số người.
5/ Các yếu tố khác Có rất nhiều những suy đoán liên quan đến mụn trứng cá, hầu hết đều đổ lỗi cho người bị mụn – chẳng hạn như nguyên nhân của mụn trứng cá là do da bẩn, vệ sinh kém hoặc ăn uống không điều độ, hay mụn trứng cá là bệnh truyền nhiễm. Những suy đoán này đôi khi không đúng với sự thật, và thậm chí có thể gây nên những lo âu không đáng có cho người bệnh vốn đã thiếu tự tin. Mặc dù không phải là nguyên nhân gây nên mụn trứng cá, một số yếu tố sau đây có khả năng khiến các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn:
– Chế độ dinh dưỡng quá nhiều cacbon hydrat (quá nhiều đường và bột)
– Dùng quá nhiều sữa bò và các sản phẩm từ sữa
– Chế độ ăn nhiều dầu mỡ
– Hút thuốc lá
– Trang điểm khiến lỗ chân lông bị bít tắc.
– Vệ sinh da quá mức với những sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh khiến da bị kích ứng và tổn thương hàng rào bảo vệ da làm mụn nặng hơn.Việc tìm kiếm sự tư vấn và điều trị từ bác sĩ da liễu trong giai đoạn đầu bị mụn trứng cá là rất quan trọng, kể cả đối với những triệu chứng nhẹ, bởi các liệu pháp y tế hiệu quả có thể ngăn chặn sự phát triển của mụn và những hậu quả về sau (ví dụ như sẹo mụn, vết thâm…). Nên nhớ rằng chữa trị càng sớm và đúng cách, càng tăng cao khả năng kiểm soát mụn trứng cá cũng như ngăn ngừa sự tái phát về sau, các bạn nhé!
ĐIỆN THOẠI PHÁ HỦY DA MẶT NHƯ THẾ NÀO
Điện thoại di động từ lâu đã trở thành vật thiết thân của con người trong xã hội hiện đại. Điện thoại di động có nhiều lợi ích không thể chối cãi nhưng đồng thời cũng gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe của bạn. Làn da là ví dụ tiêu biểu trong số những bộ phận cơ thể phải chịu ảnh hưởng xấu từ điện thoại di động.Dưới đây là 5 tác hại mà điện thoại di động có thể gây ra cho làn da của bạn:
1. Gây mụn: Theo nghiên cứu của Viện Sử học Vi sinh lâm sàng và Kháng sinh Anh (Annals of Clinical Microbiology and Antimicrobials), lượng vi khuẩn trên điện thoại di động còn nhiều hơn cả trên bồn cầu và giẻ lau bếp. Khi bạn áp điện thoại vào tai, vô số các loại vi khuẩn sẽ lây lan từ điện thoại sang cơ thể bạn. Nếu bạn còn có thói quen mang theo điện thoại vào nhà vệ sinh để “giết thời gian” thì tình hình sẽ càng tệ hơn.Vì vậy, hãy chịu khó vệ sinh điện thoại di động ít nhất 2 lần/tuần. Bạn chỉ cần nhúng đầu bông của chiếc que ngoáy tai vào cồn nhẹ rồi cẩn thận chùi sạch từng ngóc ngách chiếc điện thoại (lưu ý: đừng lau các bộ phận hở như lỗ cắm tai nghe, lỗ cắm USB và lỗ sạc điện).
2. Khiến bạn mất ngủ: Rất nhiều người có thói quen chơi game hoặc đọc tin tức, lên mạng xã hội bằng điện thoại thông minh trước khi đi ngủ. Tuy vậy không phải ai cũng biết rằng điện thoại có thể khiến chúng ta bị rối loạn giấc ngủ và dễ dàng hình thành quầng thâm quanh mắt.Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại di động hoặc máy tính bảng sẽ khiến bạn khó ngủ, nhức mỏi mắt và mệt mỏi hơn. Tốt nhất là bạn nên tập thói quen bỏ điện thoại sang một bên khi đã đặt lưng xuống giường. Thay vì dùng điện thoại “lướt net”, bạn có thể đọc một vài trang sách và uống một ly nước ấm để an thần.
3. “Đốt” da mặt: Cũng như nhiều đồ dùng điện tử khác, điện thoại di động sẽ nóng lên sau một thời gian sử dụng liên tục. Món đồ tỏa nhiệt này sẽ khiến làn da mặt nhạy cảm của bạn bị thương tổn, kích thích sản sinh thêm melanin, hình thành các vết nám và đốm đen vừa thiếu thẩm mỹ vừa khó chữa lành trên đôi bầu má bạn.
4. Tạo nếp nhăn: Đọc báo, đọc sách điện tử đã không còn là khái niệm xa lạ với con người trong thời hiện đại. Tuy nhiên bạn cần biết rằng, thói quen nheo mắt để đọc những dòng chữ nhỏ xíu, dày đặc trên màn hình điện thoại sẽ nhanh chóng mang về những nếp nhăn già nua nơi khóe mắt. Không những vậy, việc thường xuyên cúi xuống nhìn màn hình điện thoại còn tạo ra nọng mỡ dưới cằm và khiến bạn đau mỏi khớp cổ, vai, gáy.Vì vậy, hãy tập thói quen nâng màn hình điện thoại lên cao trước tầm mắt mỗi khi bạn muốn đọc hoặc nhắn tin. Làn da mặt và cần cổ sẽ rất biết ơn bạn.
5. Dị ứng: Theo một nghiên cứu gần đây, nếu bạn có tiền sử dị ứng với Nikel, Cobalt và Chromium thì hãy dè chừng với chiếc điện thoại di động. Ba chất kể trên thường xuyên có mặt trong quy trình sản xuất điện thoại di động (không phân biệt dòng cao cấp hay bình dân) và sẽ khiến bạn ngứa ngáy khắp người, thậm chí viêm da mà không hiểu vì sao.