TÌM HIỂU VỂ TINH DẦU TRÀM TRÀ ( TEA TREE OIL)
Từ hàng ngàn năm trước, con người đã biết đến những tác dụng kì diệu của tràm trà trong điều trị các vấn đề liên quan đến da và tóc.
Cây tràm trà ( Melaleuca altemifolia) là cây có nguồn gốc từ Châu Úc. Tinh dầu tràm trà được thổ dân Úc sử dụng hàng trăm năm qua với nhiều mục đích khác nhau. Với đặc tính kháng khuẩn tự nhiên, tinh dầu tràm trà đã được sử dụng để điều trị vết thương, mụn nhọt, giảm đau… Ngoài ra, tràm trà còn có tác dụng trong điều trị cảm cúm, giảm đau nhức, mệt mỏi.
Phân tích thành phần hóa học của tinh dầu tràm trà có rất nhiều chất, nhưng chỉ có hai hoạt chất có tác dụng là Eucalyptol chiếm 42-52 % và α- Terpineol chiếm 5-12%. Eucapytol có tác dụng sát khuẩn nhẹ, long đàm, có hương thơm và mùi dễ chịu nên được ứng dụng nhiều trong nhiều loại dược phẩm, mỹ phẩm còn hoạt chất α- Terpineol được sử dụng nhiều trong thuốc sát khuẩn và nấm.
Sau đây là một số công dụng chính của tinh dầu tràm trà:
Trị mụn hiệu quả:
Với thành phần có chứa Terpenoids- hợp chất có khả năng chống oxi hóa, giúp da kháng khuẩn mạnh mẽ. Có thể so sánh hiệu quả của chiết xuất tinh dầu từ lá tràm trà ngang như benzoly peroxide trong việc chữa trị và tiêu mụn ( mụn trứng cá, mụn cám, mụn bọc,…)
Để trị mụn và chăm sóc da nhờn, bạn chỉ cần dùng miếng bông cotton nhúng vào dầu tràm thoa trực tiếp lên đầu mụn. Bạn nên thoa dầu tràm 2 lần/ ngày, trước lúc đi ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng. Ngoài ra nếu da mặt bạn có vết thâm thì khi bôi vào vết thâm sẽ phai dần và hết hẳn.
Dưỡng da:
Cho 10 giọt tinh dầu tràm trà vào mỹ phẩm dưỡng da để sử dụng hàng ngày, sau một thời gian bạn sẽ cảm nhận được những thay đổi rõ rệt của làn da.
Xông hơi cho da mặt:
Bạn có thể chuẩn bị 1 chậu nước nóng và nhỏ và giọt tinh dầu tràm trà vào trong đó sau đó đưa mặt vào xông hoặc có thể sử dụng máy xông hơi tinh dầu.
Với phương pháp này tinh dầu sẽ được hấp thụ qua lỗ chân lông và giúp làn da thông thoáng hơn. Ngoài tác dụng dưỡng da, xông hơi còn giúp bạn cảm thấy thoải mái vì tác dụng giảm căng thẳng và tránh các bệnh cảm cúm, đau đầu của tinh dầu tràm.
Trị gàu:
Nhỏ 1-2 giọt tinh dầu tràm vào dầu gội và sử dụng bình thường, mỗi tuần từ 3-4 lần, gàu sẽ giảm đáng kể, mái tóc cũng suôn mượt, óng ả.
Làm sạch cơ thể và giữ ấm:
Bạn nhỏ 10-12 giọt tinh dầu tràm vào bồn nước và ngâm mình. Thực hiện khoảng 30 phút/2 lần/tuần. Ngoài việc làm sạch, tinh dầu tự nhiên này sẽ giúp cơ thể bạn thư giãn sau khi làm việc hoặc chơi thể thao.
Giảm đau:
Khi bị nhức mỏi xương khớp, sử dụng tinh dầu tràm xoa bóp cũng có tác dụng cải thiện đáng kể tình hình.
Trị ho:
Có thể dùng dầu tràm để xông họng, hít mũi. Dầu tràm có tác dụng làm tan đàm nhớt, trị ho hiệu quả
Chống hôi miệng, viêm lợi:
Bạn nhỏ 3 giọt tinh dầu tràm vào cốc nước ấm. Dùng dung dịch này súc miệng từ 2-3 lần/ ngày, cũng có thể nhỏ tinh dầu vào kem đánh răng, nhưng tuyệt đối không được uống.
Xông phòng:
Nhỏ 2 hoặc 3 giọt tinh dầu vào đèn xông tinh dầu để xông hương, thanh lọc không khí và diệt khuẩn hiệu quả.
Những lưu ý khi sử dụng tinh dầu tràm trà:
Một số người có làn da quá nhạy cảm nên khi sử dụng tinh dầu tràm trà sẽ bị dị ứng. Vì vậy tốt nhất nên thử bôi lên da cổ tay trước xem chị em có bị kích ứng da không, sau đó mới bôi lên mặt.
Nên sử dụng tinh dầu tràm trà vào ban đêm vì nó rất dễ khiến da chị em bắt nắng. Các chị em thường bôi tinh dầu tràm trà vào buổi sáng như vậy khi bạn ra nắng, làn da sẽ dễ bắt nắng gây đỏ, bỏng rát khó chịu. Nên sử dụng kem chống nắng nếu bạn sử dụng vào ban ngày để tránh bị bỏng rát, ửng đỏ.
Tuyệt đối không uống vì nó gây hại rất nhiều cho sức khỏe.
Tinh dầu tràm trà có mùi hơi nặng. Một số bạn nhạy cảm với mùi không thể chịu được. Nhưng nếu chị em thích ứng được với mùi này thì tinh dầu tràm trà sẽ là nguyên liệu rất tốt cho chị em có được làn da mịn màng.